Cách lập kế hoạch kinh doanh sơn nước hiệu quả

Lập kế hoạch kinh doanh cho tất cả các sản phẩm nói chung và trong ngành kinh doanh sơn nước nói riêng sẽ giúp cho các bạn có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích tiềm năng, ưu thế cũng như các khó khăn, cách thức bán hàng, chi phí kinh doanh…..để có cái nhìn tổng quát, đánh giá được hiệu quả, tiềm năng kinh doanh.

Lập kế hoạch kinh doanh sơn sẽ giúp bạn hoạch định rõ ràng kế hoạch bán hàng và tăng doanh số kinh doanh bán hàng của bạn. Bản kế hoạch kinh doanh sơn nước càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì việc thực hiện nó sẽ có tính khả thi cao, đem đến kết quả kinh doanh theo ý muốn.

QUY TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

1. Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và súc tích

Không ai muốn đọc một bản kế hoạch kinh doanh dài tận 100 trang hay kể cả là 40 trang. Việc làm một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin, thậm chí là bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán.

Hơn thế nữa, mục đích của bản kế hoạch kinh doanh là công cụ để quản lý dự án hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài, và nó cần được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Việc sửa đổi một xấp giấy tờ dày cộm quả thực rắc rối và dễ mắc sai lầm, cho dù đó là người có kinh nghiệm.

Vì vậy, đừng quên “keep it short” – giữ cho bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích.

2. Kế hoạch kinh doanh cần phù hợp

Một bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi tới nhiều người: Sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,… Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về các thuật ngữ và danh từ riêng, từ viết tắt,… mà bạn nói. Bởi thế, trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, hãy dự tính trước nó sẽ được gửi đến ai và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dễ hiểu nhất đối với họ, đồng thời giải thích rõ ràng đối với các danh từ riêng, từ viết tắt,…

  • Với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm.
  • Bạn cũng có thể sử dụng phụ lục của bản kế hoạch để cung cấp thêm chi tiết cụ thể.

3. Đừng quá sợ hãi khi lập kế hoạch kinh doanh

Đại đa số doanh nhân không phải là chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Bạn cũng giống họ, nên đừng quá lo lắng nếu chưa thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

Nếu bạn đủ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình và đam mê với nó, việc viết ra một kế hoạch kinh doanh sẽ không khó khăn như bạn nghĩ. Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với bản kế hoạch kinh doanh đơn giản chỉ trên một mặt giấy giống như đề cương sơ bộ, rồi dựa vào đó để triển khai chi tiết sau.

BẢN MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH THAM KHẢO

1. Bản kế hoạch kinh doanh chung

BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH

1. Giới thiệu chung:

1.1 Đối tượng

1.2 Nhiệm vụ

1.3 Mấu chốt cơ bản để thành công

2. Tóm tắt kinh doanh

2.1 Quyền sở hữu công ty

2.2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp

Mô tả lịch sử của dự án – sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.

2.3 Các sản phẩm và dịch vụ

Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp

2.4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi

Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thơ, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ…

3. Các sản phẩm và các dịch vụ

3.1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ

Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đã là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.

3.2 So sánh sự cạnh tranh

Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì

3.3 Ấn phẩm quảng cáo chào hàng

3.4 Tìm nguồn

Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thơ và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.

3.5 Công nghệ

Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mơ vừa phải, bắt đầu từ một tồ nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..

3.6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

4. Phân tích thị trường

4.0 Tóm tắt

4.1 Phân đoạn thị trường

Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhằm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.

4.2 Phân tích ngành

4.2.1 Các thành viên tham gia đến ngành

Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.

4.2.2 Các kiểu phân phối.

Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.

4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng

4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính

Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn

4. 3 Phân tích thị trường

5. Chiến lược và việc thực hiện

5.0 Tóm tắt

5.1 Chiến lược Marketing

Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.

5.1.1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường

5.1.2 Chiến lược giá cả

Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp

5.1.3 Chiến lược hỗ trợ

Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.

5.1.4 Chiến lược phân phối

Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu

5.1.5 Chương trình marketing

5.2 Chiến lược bán hàng

5.2.1 Dự báo bán hàng

Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.

5.2.2 Kế hoạch bán hàng

5.3 Liên minh các chiến lược

5.4 Dịch vụ và hỗ trợ

Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.

2. Bản kế hoạch kinh doanh sơn nước tham khảo

1. Kế hoạch lựa chọn địa điểm kinh doanh

a. Địa điểm

Vẫn biết khi mở một của hàng kinh doanh việc lựa chọn khu đông dân cư phương tiện đi lại thuận lợi là rất cần thiết.

Ngoài ra việc mở của hàng sơn gần khu bán vậy liệu xây dựng sẽ mang đến một lượng khách hàng lớn tự nhiên.

Lựa chọn mở đại lý sơn theo cách này sẽ tạo một hiệu ứng mạnh để thu hút khách hàng hơn nữa việc đó làm lợi ích giữa các bên tăng cao.

b. Diện tích

Diện tích cửa hàng sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu mở to hay nhỏ nhưng trung bình nên tìm cửa hàng có diện tích từ 80m – 110m2 sẽ đảm bảo việc trưng bày sản phẩm phía ngoài và để hàng hóa bên trong.

2. Kế hoạch về hàng hóa

a. Nhập hàng mới

Khi mở đại lý sơn cấp 1, điều kiện cần thiết là nhập hàng trưng bày. Lượng hàng thực tế sẽ phụ thuộc vào từng cơ chế của nhà sản xuất và sự cân đối của chủ đại lý sao cho hợp lý.

Mặt khác, chuẩn bị sẵn hàng trong kho sẽ là một lợi thế giúp bạn chốt được đơn hàng nhanh hơn. Hãy lập kế hoạch nhập hàng thích hợp để luôn có sẵn sơn để xuất đi cho khách.

b. Hàng tồn kho

Trong lĩnh vực mở đại lý sơn, vấn đề hàng tồn kho càng hạn chế ở mức thấp nhất càng tốt. Bởi vì sơn là một mặt hàng đặc thù. Nhất là sơn màu. Mỗi khách hàng sẽ có một sự lựa chọn khác nhau. Bởi vậy tốt hơn hết là bạn không nên dự trữ sơn màu. Nếu có cần xem xét những mã màu sơn được yêu thích là tỷ lệ khách hàng lựa chọn màu sơn đó ra sao.

3. Kế hoạch tuyển nhân viên hỗ trợ

Tùy thuộc việc bạn muốn mở đại lý bán sơn cấp 1 hay cấp 2. Tiềm lực bán hàng của bạn ra sao. Số lượng nhân viên bạn cần sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, tuyển nhân viên bán sơn không hề dễ. Bạn sẽ cần một người vừa có kỹ năng bán hàng, vừa có tinh thần học hỏi củng cố kiến thức xung quanh ngành sơn. Có như vậy tỷ lệ đơn hàng xuất kho của bạn mới thành công cao.

Ngoài ra, năm 2020 vẫn tiếp tục là năm bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0. Vì vậy, việc tăng cường triển khai các kế hoạch Maketing chính là một lợi thế giúp bạn kế nối giữa người mua và người bán.

Hãy lập một bản kế hoạch bán sơn chi tiết với công cụ Maketing này nhé!

4. Kế hoạch sử dụng vốn hợp lý

Nguồn vốn được xem là mạch sống của công ty khởi nghiệp nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có sẵn trong tay nguồn vốn dồi dào thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Quan trọng bạn phải phân bổ sao cho hợp lý đúng và đủ với mục đích sử dụng.

Tính toán ngay từ khi lên ý tưởng để tránh lãng phí vốn, cân nhắc đến nguồn vốn lưu động.

Hãy Outsource một cách hợp lý:

Tiết kiệm nguồn vốn khởi nghiệp nguồn nhân lực, hiệu quả công việc tốt là những gì khiến cho outsourcing trở lên quan trọng trong sự thành bại của một startup.

KẾT LUẬN
Muốn có hiệu quả kinh doanh tốt thì việc đặt ra một bản kế hoạch cụ thể mang tính lâu dài là rất cần thiết. Hi vọng với những chia sẻ về một bản kế hoạch mở đại lý sơn trên đây sẽ giúp bạn có tiền đề để tạo ra những kế hoạch của riêng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY
icons8-exercise-96 chat-active-icon